Việc bảo vệ công trình luôn là mối quan tâm hàng đầu kể cả dưới cái nắng gay gắt của mùa khô hay những cơn mưa bất chợt của mùa mưa. Đặc biệt, việc lựa chọn vật liệu che nắng mưa cho công trình không chỉ đảm bảo chức năng mà còn phải đáp ứng yếu tố thẩm mỹ, sự hài hòa với tổng thể kiến trúc. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại vật liệu che nắng mưa phổ biến, cùng với những ưu nhược điểm khi lựa chọn chúng cho công trình của mình. Hãy cùng An Thịnh Phát khám phá ngay nhé!

1. Tại sao cần phải che nắng mưa cho công trình nhà ở, quán cafe?

Che nắng mưa cho công trình là một công đoạn vô cùng quan trọng, không thể thiếu khi thi công. Sở dĩ việc che nắng mưa được chú trọng hết mức là vì những lợi ích mà nó mang lại. Sau đây là những lý do chứng minh được tầm quan trọng của việc che nắng mưa cho các công trình nhà ở, quán cafe, cửa hàng, quán ăn, nhà hàng…

  • Bảo vệ độ bền của công trình: Ánh nắng mặt trời có thể gây nứt nẻ tường, phai màu sơn, làm gỉ sét kim loại và giảm tuổi thọ của công trình. Mưa lớn có thể gây thấm, dột, hắt vào bên trong công trình, làm ảnh hưởng đến kết cấu và nội thất. Che chắn tốt sẽ giúp công trình chống nắng, chịu mưa tốt hơn, giữa cho công trình luôn bền đẹp trước tác động tiêu cực của thời tiết.
  • Duy trì không gian mát mẻ, thoải mái: Sử dụng mái che cho công trình giúp hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào bên trong nhà ở, quán cafe… tạo sự mát mẻ, thoải mái cho không gian. Bên cạnh đó, mái che cũng giúp tránh mưa tạt gây ướt tường, sàn, nội thất và làm chúng ta khó chịu khi dính phải nước mưa. 
  • Tiết kiệm năng lượng: Việc che nắng giúp giảm bớt lượng nhiệt vào nhà ở, quán cafe. Nhờ đó, bạn sẽ không cần phải sử dụng nhiều quạt máy hay điều hòa để làm mát không khí, giúp tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Tạo không gian thư giãn: Đối với quán cafe, có thể tận dụng không gian bên dưới mái che để bố trí bàn ghế, làm khu vực phục vụ khách. Điều này giúp cho khách hàng thêm sự lựa chọn khi ghé đến quán cafe phê. 
  • Tăng tính thẩm mỹ: Các loại mái che hiện nay đa dạng chủng loại với nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau. Tùy vào kết cấu công trình và phong cách kiến trúc mà ta có thể lựa chọn loại mái che mưa nắng cho công trình, vừa đảm bảo công năng vừa đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ.
vật liệu che nắng mưa
Che nắng mưa giúp tăng tuổi thọ cho công trình

2. Các vật liệu che nắng mưa được sử dụng nhiều nhất

2.1. Tấm nhựa poly

Ưu điểm

  • Tấm nhựa poly là vật liệu che mưa nắng cho công trình có khả năng lấy sáng tốt, giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho việc chiếu sáng.
  • Chất liệu poly được phủ một lớp chống tia UV, giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của tia này đến các vật dụng nội thất và con người bên dưới mái che.
  • Đặc tính cách nhiệt ở mức tương đối của tấm nhựa poly giúp duy trì không khí ở bên dưới mái che không quá nóng bức.
  • Nhựa poly có trọng lượng nhẹ và dễ uốn cong, nhờ vậy mà quá trình vận chuyển, lắp đặt mái che từ vật liệu này diễn ra nhanh chóng, không tốn nhiều công sức.
  • Màu sắc đa dạng của tấm nhựa poly giúp người dùng dễ dàng lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích và thiết kế công trình.

Nhược điểm

  • Dễ bị lõm và trầy xước do tác động bên ngoài.
  • Khả năng lấy sáng tốt nhưng chưa so được với chất liệu kính.
vật liệu che nắng mưa
Mái che vật liệu nhựa poly

2.2. Vải bạt

Ưu điểm

  • Độ che phủ linh hoạt, có thể sử dụng cho khu vực nhỏ hoặc lên đến 1000m2 đều được.
  • Có thể dễ dàng thu gọn lại khi không sử dụng.
  • Quy trình thi công lắp đặt đơn giản, chi phí thấp.
  • Mẫu mã phong phú cho chủ đầu tư thoải mái lựa chọn tùy theo ý thích.

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nhiệt kém, không có khả năng cản lại bức xạ của ánh nắng mặt trời.
  • Khi trời mưa dễ gây ồn.
  • Tuổi thọ không cao, dễ bị hao mòn do tác động của thời tiết, ngoại lực.
vật liệu che nắng mưa
Mái che bằng bạt

2.3. Tôn

Ưu điểm

  • Tôn thép bằng là vật liệu được ưa chuộng dùng làm mái nhà hoặc các công trình tiền chế, có thể tuổi thọ lên đến 20 năm hoặc hơn tùy vào tác động của môi trường.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ uốn cong giúp thi công nhanh gọn.
  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm

  • Có thể bị tốc mái nếu không được gia cố cẩn thận hoặc khi gặp phải trường hợp gió lớn, bão…
  • Khả năng chống ồn kém khi trời mưa.
  • Khả năng cách nhiệt kém, gây nóng bức, khó chịu và những ngày nắng nóng gay gắt.
vật liệu che nắng mưa
Mái che bằng tôn

2.4. Kính cường lực

Ưu điểm

  • Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng từ thiên nhiên, có thể điều chỉnh được khúc xạ của ánh sáng.
  • Với khả năng lấy ánh sáng tự nhiên tốt, mái che làm bằng vật liệu kính cường lực giúp tiết kiệm đáng kể chi phí điện năng để chiếu sáng cho công trình.
  • Giảm độ chói của ánh sáng mặt trời, ngăn chặn các tia gây hại, có thể làm ảnh hưởng ảnh hưởng đến độ bền của đồ vật và công trình.
  • Kính cường lực có độ bền cực kỳ cao, có khả năng chống chịu được các lực tác động rất lớn.
  • Tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho công trình nhà ở, quán cafe.

Nhược điểm

  • Chi phí sản xuất cao, đòi hỏi người thi công có tay nghề kỹ thuật lâu năm, bài bản.
  • Khả năng hấp thụ nhiệt kém.
  • Cần phải đảm bảo vệ sinh thường xuyên để duy trì sự sáng bóng cho mái che bằng kính.
vật liệu che nắng mưa
Mái che bằng kính cường lực

Có lẽ bạn quan tâm: 4 Giải pháp chống mưa tạt hiệu quả cho công trình nhà ở, quán cafe, nhà hàng

3. Gợi ý các loại mái che cho công trình

3.1. Mái che di động

Đây là loại mái che có thể mở ra hoặc thu vào bằng sức người hoặc dùng thiết bị điều khiển. Phần diện tích che phủ của mái che có thể thay đổi tùy ý, phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, hướng nắng, mưa… Loại mái che này đặc biệt thích hợp cho những nơi có diện tích nhỏ hẹp như ban công, sân thượng, cửa sổ, quán cafe… Mái che di động chữ A là một trong những loại mái che di động được sử dụng nhiều nhất.

vật liệu che nắng mưa
Mái che di động

Tham khảo thêm: Có nên sử dụng mái che quán cafe? Công năng hay thẩm mỹ là yếu tố quyết định?

3.2. Mái che cố định

Mái che cố định được thiết kế như một phần của công trình, không thể di chuyển hoặc điều chỉnh được. Thông thường, phần khung của các mái che cố định sẽ được làm bằng khung sắt hoặc inox. Ưu điểm của loại mái che này độ bền, có khả năng chống chịu mưa nắng tốt. Mái che cố định phù hợp với những công trình có diện tích lớn như nhà ở có sân vườn, nhà xe, hồ bơi, quán cafe ngoài trời…

vật liệu chống nắng
Mái che được lắp đặt cố định

3.3. Mái vòm

Mái che dạng vòm là loại mái được thiết kế để có hình dạng cong lên trên, giống như một hình vòm. Mái che dạng vòm thường được tạo ra từ các vật liệu như kính, nhựa hoặc kim loại. Mái vòm được nhiều người yêu thích bởi hình dáng độc đáo, đem lại thẩm mỹ cho công trình. Mái che dạng vòm thích hợp với các quán cafe không gian mở hoặc có sân vườn.

vật liệu che nắng mưa
Mái vòm

3.4. Mái xếp

Mái xếp là một loại mái che di động có cấu tạo gồm khung kim loại và bạt che. Loại mái che này được thiết kế dạng xếp thu vào và sẽ căng ra khi mở ra bằng tay quay hoặc motor. Bạt che dạng xếp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bạt simili, bạt Myung Sung Hàn Quốc,… có khả năng chống thấm nước, chống nắng và che mưa hiệu quả.

vật liệu che nắng
Mái che dạng xếp

3.5. Mái che thông minh

Mái che thông minh là hệ thống mái che tự động được điều khiển bằng remote, công tắc hoặc cảm biến. Hệ thống này có khả năng tự động mở ra khi trời mưa, nắng và tự động thu vào khi trời râm mát hoặc gió lớn chỉ bằng một vài động tác điều khiển của con người. Mái che thông minh giúp cho việc che mưa nắng cho quán cafe, nhà ở trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn nhờ vào sự nhanh chóng và tiện lợi.

vật liệu chịu nắng mưa
Mái che thông minh

4. Tham khảo thiết kế quán cafe có mái che đẹp

vật liệu che nắng mưa
Thiết kế mái tre ấn tượng được thực hiện bởi An Thịnh Phát
vật liệu che nắng mưa
Mái che di động, có thể thu gọn khi trời nắng dịu nhẹ để tận dụng ánh sáng tự nhiên
vật liệu chịu nắng mưa
Mái che bằng vải
vật liệu chịu nắng mưa
Mái che bằng tre
vật liệu chịu nắng mưa
Mái xếp
vật liệu che nắng mưa
Một thiết kế quán cafe của An Thịnh Phát với phần mái che ở sân thượng

Gợi ý cho bạn:

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về các loại vật liệu che nắng mưa cho công trình. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp không chỉ giúp bảo vệ công trình trước tác động của thời tiết mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp, sự hài hòa cho tổng thể kiến trúc. Hãy cân nhắc kỹ, tìm hiểu và lựa chọn vật liệu phù hợp nhất với công trình của bạn. Chúc bạn thành công trong việc thiết kế và thi công công trình nhà ở, quán cafe của mình!

Gửi phản hồi