Mưa tạt không chỉ gây khó chịu đối với con người mà còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của công trình. Trong bài viết này, An Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn các giải pháp chống mưa tạt hiệu quả, giúp bảo vệ công trình khỏi những tác động tiêu cực của thời tiết. Hãy cùng khám phá những giải pháp chống mưa tạt thông minh, tạo nên một không gian an toàn, bền đẹp và thẩm mỹ.
1. Vì sao cần phải ngăn mưa tạt, hắt vào bên trong công trình?
Nhiều công trình không được chú trọng công tác chống mưa tạt khi thi công. Điều này tưởng chừng chỉ gây nên một số bất tiện không đáng kể khi gặp mưa lớn nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho công trình của bạn nếu tình trạng mưa tạt lặp đi lặp lại thường xuyên. Chính vì thế, bạn cần phải đầu tư cho công tác chống mưa tạt để tránh những thiệt hại do mưa hắt vào bên trong công trình.
Dưới đây là những lợi ích khi áp dụng giải pháp chống mưa tạt cho các công trình nhà ở, quán cafe, nhà hàng, cửa hàng:
- Bảo vệ kết cấu công trình: Nước mưa nếu thấm vào bên trong tường, mái nhà, nền móng sẽ làm cho các vật liệu xây dựng bị bong tróc, sụt lún. Điều này nếu diễn ra liên tục, lâu ngày sẽ dẫn đến làm giảm khả năng chịu lực, hư hỏng kết cấu công trình, ảnh hưởng đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình nhà ở, quán cafe, nhà hàng…
- Đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng: Môi trường ẩm ướt do nước mưa tạt vào nhà là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển, có thể gây ra các bệnh về da và đường hô hấp. Khu vực bị ứ đọng do mưa tạt cũng có thể là nơi sinh sản của muỗi – nguồn truyền nhiễm các bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét…
- Duy trì tính thẩm mỹ: Nước mưa tạt vào nhà sẽ làm bẩn tường, bong tróc sơn, công trình nhanh xuống cấp gây mất mỹ quan cho không gian sống, làm việc. Nếu không có giải pháp chống mưa tạt hợp lý, bạn phải liên tục cải tạo, sửa chữa để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, quán cafe…
- Tăng tuổi thọ cho các vật dụng trong nhà: Các vật dụng nội thất, đồ trang trí nếu bị dính nước mưa sẽ dễ bị phai màu, làm giảm tính thẩm mỹ và không đảm bảo được độ bền vốn có. Đặc biệt là những thiết bị điện tử, nếu bị mưa hắt sẽ có nguy cơ hư hỏng hoặc gây nguy hiểm khi sử dụng.
- Giải quyết những bất tiện khi mưa tạt: Nước mưa tạt vào nhà sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Trong trường hợp áp dụng các biện pháp chống mưa tạt, bạn không cần phải gấp rút đóng các cửa khi sắp mưa và cũng tiết kiệm được thời gian, công sức xử lý nước mưa sau khi mưa tạnh.
- Tiết kiệm chi phí: Việc thường xuyên phải sửa chữa do thấm dột sẽ gây tốn kém chi phí và thời gian, đặc biệt là đối với những công trình bị mưa tạt lâu dài. Chính vì thế, cần đầu tư cho giải pháp chống mưa tạt sẽ giúp tiết kiệm chi phí cải tạo, sửa chữa cho công trình khi bị thiệt hại do mưa hắt.
Có thể bạn quan tâm: Có nên sử dụng mái che quán cafe? Công năng hay thẩm mỹ là yếu tố quyết định?
2. Giải pháp chống mưa tạt hiệu quả cho công trình
Bạn có thể tham khảo một số biện pháp chống mưa hắt vào bên trong công trình để hạn chế những bất tiện trong sinh hoạt và ngăn chặn sự xuống cấp, mất thẩm mỹ của công trình:
- Mái che: Lắp đặt mái che cho cửa chính, cửa sổ có thể giúp hạn chế mưa tạt nếu mưa nhỏ và gió không quá lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp mưa lớn và gió mạnh thì mưa có thể hắt vào nhà.
- Bạt che nắng mưa: Bạt che có tác dụng che phủ toàn bộ cửa sổ, thường được dùng để chống nắng cho cửa kính, khi mưa xuống cũng giúp ngăn mưa hắt vào nhà hiệu quả.
- Cửa mở hất: Với kết cấu cửa sổ hất nghiêng 45 độ, bạn có thể mở cửa sổ kể cả khi trời mưa vẫn ngăn được mưa tạt vào trong. Đây là giải pháp tiện ích với nhiều công năng mà bạn có thể ưu tiên cho công trình của mình.
- Máng xối: Lắp đặt máng xối sẽ làm cho nước mưa không chảy mạnh xuống tường và tạt vào bên trong cửa sổ nếu không đóng hoặc đóng cửa không kín.
Tham khảo thêm:
Khi trải qua mùa mưa dài, chúng ta sẽ thấy rõ giá trị của những giải pháp chống mưa tạt. Không chỉ giúp bảo vệ công trình trước những tác động của thời tiết, những giải pháp này còn góp phần tạo nên một không gian sống thoải mái và an toàn hơn. Hy vọng rằng, qua bài viết của An Thịnh Phát, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để giúp công trình của mình không chỉ đẹp mà còn vững chãi trước mọi thử thách của thiên nhiên.